Khi đi xa hay muốn trải nghiệm những điều mới lạ nhưng địa hình đồi núi hiểm trở, ổ gà gập ghềnh, bùn lầy, cát lún hay vùng ngập nước khó nhằn, bạn hãy cân nhắc về kỹ năng lái xe, lựa chọn mẫu xe phù hợp và bỏ túi những kinh nghiệm dưới đây.
1. Địa hình đồi núi hiểm trở
Khi di chuyển trên địa hình lên dốc xuống dốc, ôm cua hay những đoạn đường sỏi đá gồ ghề, ngoài việc bình tĩnh xử lý các tình huống, làm chủ tay lái, thì lựa chọn những mẫu xe dẫn động 4 bánh sẽ giúp bạn dễ dàng điều khiển và vượt qua những trở ngại địa hình.
Vượt đèo dốc hiểm trở
Bên cạnh đó, trước mỗi chuyến đi, bạn cần nắm chắc các thông tin như sau:
- Kiểm tra toàn bộ xe bao gồm hệ thống gầm, hệ thống điện, động cơ, nhiên liệu trước khi di chuyển
Địa hình đồi núi không chỉ hiểm trở mà mật độ dân cư thưa thớt, di chuyển hàng chục cây số không có nhà dân hay garage sửa chữa ô tô là điều bình thường. Vì vậy, phải đảm bảo các động cơ hoạt động tốt và ổn định, nếu có bất kỳ trục trặc dù là nhỏ nhất, bạn hãy mang xe đến đại lý/trạm dịch vụ ủy quyền của Toyota chính hãng gần nhất để kiểm tra và bảo dưỡng. Việc kiểm tra hệ thống phanh xe, áp suất lốp, ắc quy, dầu máy, cần gạt nước, nước làm mát, nước rửa kính, đèn, còi… mang theo lốp dự phòng và bộ dụng cụ cứu hộ là việc không thể thiếu trước mỗi chuyến đi dài.
Kiểm tra động cơ trước khi vượt địa hình khó
- Các nguyên tắc sống còn khi lên dốc, xuống dốc có biển báo hiệu % dốc và độ dài
Di chuyển với tốc độ chậm khi xuống dốc
Rà chân phanh liên tục khi xuống dốc có biển báo hiệu % dốc và độ dài là sai lầm mà bạn cần phải tránh. Nếu bạn lái xe hàng chục cây số đường đèo, dốc mà đạp nhả phanh liên tục khiến má phanh và đĩa phanh (hoặc má phanh và tang trống phanh) nóng lên cả trăm độ C, lực ma sát giảm xuống, tình trạng này kéo dài khiến má phanh bị trượt hoàn toàn và gần như phanh không còn tác dụng nữa.
Thay vì rà phanh liên tục thì nên chuyển sang chế độ 4L (chế độ 2 cầu chậm) để dẫn động 4 bánh với tốc độ thấp, di chuyển nhẹ nhàng và chậm rãi đồng thời động cơ vẫn hoạt động với dải tốc độ có mô men xoắn lớn, đảm bảo an toàn khi xe xuống dốc, giúp bạn từ từ quan sát, nhất là trong điều kiện hạn chế tầm nhìn do sương, mây mù.
Chú ý quan sát và giữ khoảng cách an toàn với phương tiện phía trước, luôn nhớ nhường đường cho xe khác, không đạp phanh liên tục, đi số thấp, không vượt ở những khúc cua khuất tầm nhìn, chú ý tín hiệu cảnh báo của xe đi trước và các biển báo là việc bạn cần lưu ý để vượt đèo thành công.
- Xác định khả năng của xe trước khi vượt địa hình ổ voi, gồ ghề sỏi đá
Suối nước không làm khó những chiến binh gầm cao
Dù bạn là tay lái cứng hay không ngại thử thách cũng hãy nhìn vào xế yêu của mình trước khi quyết định có nên vượt qua đoạn đường gập ghềnh sỏi đá, lội suối, nhiều ổ voi sâu, hay không. Độ cao của gầm xe là yếu tố quyết định trong trường hợp này. Với hệ thống khung gầm vững chắc, khoảng sáng gầm lên đến 310mm ở Toyota Hilux hay 279mm ở Toyota Fortuner, 215mm ở Toyota Land Cruiser Prado, sẽ giúp người lái chinh phục đường gồ ghề và nhiều rãnh sâu.
2. Địa hình bùn lầy trơn trượt
Rất nhiều tay lái lụa cũng phải “ghê răng” khi đi vào đoạn đường bùn lầy lội, giữ cân bằng, kiểm soát xe không bị trượt bánh và chôn chân trong sình lầy là điều quan trọng nhất.
Làm chủ tay lái khi đi vào đoạn đường bùn đất lầy lội
Trước khi quyết định đi vào đoạn đường bùn lầy, bạn hãy xuống xe, quan sát kỹ lưỡng để xác định độ lầy lội của bùn, độ sâu của những vũng nước và độ dài của đoạn đường xấu đó. Xác định chính xác tình hình và chắc chắn xe đủ sức vượt qua, bạn mới bắt đầu di chuyển.
Nguyên tắc đầu tiên là lái xe với tốc độ chậm để dễ kiểm soát tình hình và chỉ bật nút kiểm soát lực kéo khi xe đã thoát ra khỏi vũng bùn. Trong trường hợp cần đạp chân ga, bạn thực hiện từ từ để tránh trượt bánh. Nắm vững nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS trong trường hợp này, tránh đạp phanh đột ngột sẽ khiến xe trượt khỏi mặt đường. Sẽ rất nguy hiểm nếu đoạn đường bùn lầy bạn đang đi có một bên là vách núi, một bên là vực thẳm.
Kích hoạt gài cầu 4L tăng lực kéo và độ bám đường, nhanh chóng thoát khỏi đường lầy trơn trượt
Trong trường hợp xe bị trượt một bánh, bạn hãy giảm ga ngay lập tức, đạp từng nhịp để giữ bánh không trượt. Sau đó, đánh lái qua lại đồng thời kích hoạt chế độ gài cầu 4L giúp tăng lực kéo và độ bám đường là điều cần thiết trong trường hợp này để xe nhanh chóng thoát ra khỏi đoạn đường lầy trơn trượt. Khi thoát hố lầy, phải chuyển từ chế độ 4L về 4H hoặc 2H để tránh hỏng hệ dẫn động.
3. Địa hình cát lún
Điều kiện tiên quyết để chinh phục địa hình cát là xe dẫn động 2 cầu. Hai ông vua địa hình của Toyota là Hilux và Fortuner là sự lựa chọn phù hợp. Trước khi vào đường cát, áp suất lốp cần giảm xuống còn khoảng 1 – 1,4kg/cm2, tăng diện tích tiếp xúc và tăng độ bám cho bánh xe, chuyển sang chế độ 2 cầu, tắt hệ thống cân bằng điện tử (ESP) và hệ thống kiểm soát lực kéo (TRC), chạy chậm, đạp đều ga và không đánh lái cua gấp để tránh trường hợp lốp văng ra khỏi vành vì không đủ áp suất.
Di chuyển trên địa hình cát lún
Khi chạy trên đường cát, hãy đảm bảo bạn giữ đều chân ga, không giảm ga. Khi xe có dấu hiệu chậm lại, hãy từ từ tăng ga để tạo quán tính, tránh tình trạng xe bị lùi. Chế độ gài cầu 4H, dẫn động 4 bánh với tốc độ cao, tăng lực kéo và độ bám đường là lựa chọn đúng đắn. Cuối cùng, bạn hãy luôn trang bị lốp dự phòng và sẵn sàng thay lốp trong trường hợp cần thiết.
Toyota Hilux – chiến binh bán tải chinh phục địa hình cát
Lái xe off road chinh phục hệ địa hình khó không chỉ cần sự gan dạ hay một chiếc xe chất lượng và phù hợp mà kinh nghiệm là yếu tố sống còn. Những chiến binh với hệ dẫn động hiện đại như Toyota Fortuner hay Toyota Hilux là sự lựa chọn lý tưởng, cùng bạn thỏa sức đam mê chinh phục địa hình.